Dec 28, 2012

3:59 AM - No comments

Soros đến VN

George Soros là người rất giỏi đánh hơi mùi tiền. Mỗi lần ông đến 1 quốc gia nào đó, trong khi giới doanh nhân nồng nhiệt chào đón thì giới chính trị lại cực kỳ e ngại.

Tôi không tin Soros đến Việt Nam chỉ để du lịch, nhưng tôi không nghĩ thị trường tiền tệ VN đủ lớn để ông già làm 1 cú áp phe nào đó. Mục đích chuyến đi lần này là gì ? đó quả là một bí ẩn thú vị.

Dec 26, 2012

Mùa hè thiếu nóng.

Nghe bảo trong buổi họp báo ra mắt, đạo diễn Ngô Quang Hải đã chia sẻ về thông điệp của bộ phim, đó là: đề cập đến những người trẻ luôn cô đơn, hoài nghi về thân phận của mình ..

Nếu 1 bộ phim hơn 2 tiếng đồng hồ không thể tự nó nói lên thông điệp của mình (nếu có) bằng chính ngôn ngữ điện ảnh mà phải để cho đạo diễn diễn đạt ...mồm thì phải chăng đó là 1 bộ phim thất bại ?

Người ta chê Mùa hè lạnh dài và rối rắm. Thông thường, 1 tác phẩm điện ảnh chỉ cần 1 cốt truyện, 1 cái xương sống, 1 sợi chỉ xuyên suốt để gắn kết các nhân vật và tình tiết, phát sinh mâu thuẩn và giải quyết mâu thuẩn. Thế là đủ. Xem Mùa hè lạnh, tôi đếm có đến 3,4 sợi chỉ như thế: hành trình tìm mẹ của Kiên là 1 sợi chỉ. Mối tình vụng trộm chứa đầy nhục dục của Kiên và Hoa là 1 sợi chỉ. Tình yêu mặc dù có phần chóng vánh của Kiên và Nhâm là 1 sợi chỉ nữa, hay ngay cả diễn biến tâm lý có phần bí ẩn của Nhâm cũng có thể được xem như 1 sợ chỉ khác. Đến tận thước phim cuối cùng, cả 4 sợi chỉ ấy vẫn cứ lơ lững với những nút thắt chưa được mở ra, đưa người xem đến với cảm giác mắc kẹt trong đám chỉ rối rắm mãi không thoát ra được.

Tôi chẳng thấy 1 thông điệp nào ẩn chứa trong bộ phim như đạo diễn nói cả. Vừa thấy câu thoại rất hay của lão Tam "lửa lòng của người đàn bà có thể giết chết hơn 1 người đàn ông" và ngỡ Hoa đã yêu Kiên thật, như vậy tạm kết luận: đôi khi nhục dục có thể dẫn dắt tình yêu (muốn tới thiên đường, người ta phải đi qua cổng địa ngục ?) thì đùng 1 cái, phim hết. Kiên chỉ là con bài của Hoa và Nhâm. Hoa có yêu Kiên không ? Không biết ! Giá mà phim kết thúc ngay lúc Kiên vào tù, Hoa vào viện, Nhâm đau khổ mối tình sai lầm ... thì khán giả sẽ đỡ thấy tủi thân hơn. Xem thêm xíu nữa, họ phát hiện mình ngu thật sự: ngồi 2 tiếng đồng hồ mà ...chả hiểu gì cả.

Công bằng mà nói, Mùa hè lạnh tiềm ẩn 1 kịch bản hay. Bỏ bớt những sợi chỉ thừa thải như Kiên tìm mẹ, diễn biến tâm lý không cần thiết của Nhâm, tập trung khai thác mối tình tay ba Hoa - Kiên - Nhâm, đặc biệt là mối tình vụng trộm được dẫn dắt bởi nhục dục của Kiên - Hoa, thêm những cảnh nóng của Hoa với lão chồng bất lực, Hoa với chồng cũ (lão Tam), Kiên với Nhâm (Midu dám cởi không ? hay chỉ giỏi mặc áo khoét cổ sâu khoe ngực bé xíu ?)...Biết đâu Ngô Quang Hải sẽ làm nên một "Sắc giới" phiên bản Việt ?

Tiếc là phim Việt vẫn chưa thể có 1 kịch bản dám "chơi tới bến" như thế. Mà nếu quả thật có 1 kịch bản như thế, moi đâu ra một Lương Triều Vỹ, một Thang Duy phiên bản Việt dám "hư tới bến" vì nghệ thuật.

Cho nên, nói như lời một anh chàng tôi nghe được trong lúc chờ lấy xe: Ngô Quang Hải đúng là đang "cố tỏ ra nguy hiểm". Ai hay lên mấy diễn đàn của bọn teen thì hẳn đã biết vế trước của nó là gì. Cá nhân tôi không nghĩ vậy, nhưng có lẽ, Ngô Quang Hải đã quá tham rồi.

Dec 24, 2012

1:10 AM - No comments

Lý tưởng

"Chúng tôi không còn lý tưởng, vì lý tưởng là lý tưởng của các ông.
Lý tưởng (dù lý tưởng nào) đều là nhà tù để nhốt lại sức sống vỡ bờ của tuổi xuân; lý tưởng là ảo tưởng; sống không lý tưởng là sống trọn vẹn, là lao mình vào cuộc đời với trọn sự hồn nhiên bỡ ngỡ của mình.

Con người hồn nhiên không có lý tưởng.

Chỉ  khi nào người ta mất mát rồi thì người ta mới tạo ra lý tưỏng để tự đánh lừa mình bằng sự phiêu lưu vô định trong thế giới tư tưởng.

Lý tưởng là những sản phẩm của lý trí ; lý trí là ký ức; ký ức là quá khứ là kinh nghiệm;  kinh nghiệm đánh mất hồn nhiên.

Sống có lý tưởng là sống có quá khứ, lấy quá khứ mà nhìn dòng đời: dòng đời luôn luôn trôi chảy mới lạ từng giây phút;  lấy quá khứ  nhìn dòng đời là chận đứng dòng đời lại, là bắt dòng đời phải chảy ngược lại chỗ cũ mà nó đã chảy qua từ lâu rồi, như  thể  là đã giết chết sức sống phong phú.
Sống có lý tưởng là sống không còn ngạc nhiên nữa ; người ta không thể biết ngạc nhiên trước cuộc đời khi người ta sống có lý tưởng.

Sống không lý tưởng là lao mình vào đời với trọn vẹn hồn nhiên, ngạc nhiên, thao thức, bỡ ngỡ , mới lạ trong trắng giây phút một. Ngoài kia, trời đang vẫn còn mưa, tôi lại đứng đây để lý luận với những người chết sao?...”
      Phạm Công Thiện, Ý thức mới trong Văn nghệ và Triết học, 1965.


25 tuổi, Phạm Công Thiện đã viết những dòng như thế. Tôi bổng nhớ tuổi trẻ của mình phát khóc. Điều duy nhất hối tiếc khi nghĩ về tuổi trẻ của mình là tôi đã phung phí quá nhiều nỗi cô đơn...Một ngày nào đó của tuổi 30s, tôi không biết liệu mình có còn tuổi trẻ ?