Feb 22, 2011

7:12 PM - 2 comments

Bạc Tần Hoài



Tần Hoài là tên 1 con sông nổi tiếng ở thành Kim Lăng (nay là thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc). Tần Hoài hà đã đi vào thơ ca từ hàng trăm năm nay. Con sông còn gắn liền với giai thoại Tần Hoài bát diễm ( 8 mỹ nữ bên sông Tần Hoài). Giai thoại về những mỹ nữ đa tài như Tần Viên Viên, Lý Hương Quân, Uyển Nhi...(thời Minh mạt Thanh sơ) đã để lại cho hậu thế biết bao tò mò lẫn ngưỡng vọng.

Bạc Tần Hòai là bài thơ của Đỗ Mục. Đã có rất nhiều bản dịch, tuy nhiên mình vẫn thích tự tay dịch lấy một bản cho bài thơ này, không phải có ý "vuốt mặt" các bậc tiền bối, chỉ là một cách để đọc và nhớ và thẩm thấu Đường Thi, một cách để giết thời gian vậy.

Bạc Tần Hoài
Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa
Đỗ Mục

Thuyền đậu Tần Hoài

Khói mờ nước lạnh cát trăng nhòa
Đêm đậu Tần Hoài, rượu chẳng xa
Phận gái hay đâu buồn mất nước
Bên sông vẫn hát Hậu Đình Hoa...
Dịch: neitcouq

2 comments:

Bản dịch của bạn nghe thanh thoát hơn hẳn những bản dịch mình từng đọc. Tuy nhiên, "phận gái" có phần không đúng, vì "thương nữ" chỉ ám chỉ gái xướng ca mà thôi. Dù mình không phủ nhận Bạc Tần Hoài là một tuyệt tác, nhưng như bạn cũng nói "Tần Hoài bát diễm" danh vang thiên hạ, đều là những bậc nữ trung hào kiệt, nên hai từ "thương nữ" của Đỗ Mục thật sự quá hạ thấp nhân cách của họ. Hận mất nước thì ai không biết, song biết thì làm được gì khi mà thời thế vốn đã định như vậy?

Chắc bạn cũng biết về sự tích khúc Hậu đình hoa. Người đời cho rằng chính vì khúc hát "ủy mị và dâm dật" ấy mà nhà Hậu Trần mất nước. Trong mắt của một nhà nho như Đỗ Mục thì đó quả là 1 khúc hát không nên hát vậy.

Cũng như bạn là phận nữ nhi nên mới cảm thấy bất bình khi tác giả dùng từ "thương nữ". Dọc bờ sông Tần Hoài, có biết bao cô gái làm nghê ca xướng mua vui cho thiên hạ, đâu chỉ có Tần Hoài bát diễm. Mà đã là xướng ca thì gọi chung là thương nữ vậy.

Post a Comment