Sep 8, 2009

Quan trọng và quan trọng hơn

From Neitcouq's blog

Năm 1995, khi tổng bí thư Đảng Cộng Sản, ông Đỗ Mười tới Úc, nội bộ Canberra vẫn chưa thống nhất quan điểm. Thủ lĩnh phe đối lập thậm chí còn tẩy chay tiệc mừng để tỏ thái độ phản đối.

Năm nay đương kim thủ tướng Úc, Mr Kevin Rudd ra tận thang máy bay đón cụ Mạnh. Canberra chào ông bằng 19 phát đại bác, bất chấp vài trăm người (Việt kiều Úc?) biểu tình phản đối trước tòa nhà quốc hội.

Rõ ràng, vị thế của Việt Nam trong khoản thời gian giữa 2 chuyến đi đã có những thay đổi đáng kể.

Chuyến đi lần này của cụ Nông Đức Mạnh được dư luận quan tâm đặt biệt. Mặc dù còn nhiều điểm chưa gặp gỡ trong vấn đề dân chủ nhân quyền, vấn đề tự do tôn giáo...nhưng đó không phải là chủ đề chính cho cuộc gặp song phương lần này. Có lẽ cuộc hội đàm giữa 2 nhà lãnh đạo cao cấp sẽ tập trung ở 3 vấn đề chính: kinh tế, giáo dục, và quốc phòng. Trong đó không loại trừ vấn đề đang rất nhạy cảm là tranh chấp biển Đông. Khác với Mỹ muốn gây tầm ảnh hưởng, Úc, với vị thế địa chính trị của mình, có liên hệ trực tiếp về mặt lợi ích ngay tại biển Đông.

Các nhà phân tích cho rằng, trong chiến lược ngoại giao hiện tại của Úc, Trung Quốc vẫn "quan trọng hơn" so với Việt Nam. Điều đó là hẳn nhiên, vì trong bất kỳ phương diện nào, Trung Quốc vẫn là đối tác lớn, lớn hơn Việt Nam rất nhiều. Tuy vậy, nói Trung Quốc "quan trọng hơn" có nghĩa là Việt Nam cũng quan trọng, nếu không muốn nói là "rất quan trọng". Bắc Kinh từng tỏ thái độ lo ngại về quan điểm "quá khích" của Canberra trong đợt sách trắng tháng 5 vừa rồi, khi Úc cho rằng Trung Quốc đang là 1 mối đe dọa trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Đó là điều có thực, tăng cường mối quan hệ hợp tác với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng là cách mà Úc đang và sẽ làm để hạn chế "mối đe dọa" Trung Quốc.

Không có tình bạn vĩnh cửu, cũng không có kẻ thù vĩnh cửu, chỉ có lợi ích là vĩnh cửu. Tuy vậy, có vẻ như trong thâm tâm, Canberra và Bắc Kinh cũng không ưa gì nhau, điều đó thể hiện qua vụ lục đục gián điệp thương mại vừa qua và việc Úc, bất chấp sự phản đối liên tục và gay gắt của Trung Quốc, đã để cho bà Kadeer nhập cảnh vào nước này dự liên hoan phim, trong đó có 1 bộ phim nói về cuộc đời hoạt động của bà, ‘The 10 Conditions of Love’.

Tôi tự hỏi, một mai Hồ Cẩm Đào từ Bắc Kinh bay qua Canberra, ông Kevin Rudd sẽ bước tới bậc thứ mấy của cầu thang máy bay để nghênh đón ? Sẽ có bao nhiêu phát đại bác được bắn lên bầu trời thủ đô nước Úc, 18, 19, hay 20 ?

0 comments:

Post a Comment