Jun 28, 2012

3:56 AM - 5 comments

Tôi khinh Howard Roark !

Những đoạn trích dẫn dưới đây lấy từ bài bào chữa của Howard Roark trong phiên tòa Corlandt. (Suối nguồn - Ayn Rand)

"Một người sáng tạo không bao giờ bị thôi thúc bởi khát vọng phục vụ đồng loại của anh ta, bởi vì chính đồng loại của anh ta luôn chối bỏ món anh ta đem tặng họ; đồng thời món quà đó phá hủy cuộc sống bình thường của anh. Anh sáng tạo vì động cơ duy nhất: chân lý. Chân lý của riêng anh, và lao động của riêng anh để đạt tới chân lý theo cách riêng của anh."

Tôi không tin là Prometheus  ăn trộm ngọn lửa của Zeuz chỉ để thỏa mãn động cơ tìm kiếm chân lý. Chẳng có chân lý nào ở đây cả, Prometheus ăn trộm lửa cho loài người, và vì loài người. Đách có chân lý nào trong việc Edison phát minh ra bóng đèn điện ngoài ước vọng đem lại cho nhân loại một dụng cụ thắp sáng tốt hơn đèn dầu. Nếu Nobel phát minh ra thuốc nổ TNT chỉ vì thỏa mãn động cơ sáng tạo tuyệt đối vị kỷ thì chẳng việc quái gì ông phải có cảm giác tội lỗi khi thành quả của ông bị lạm dụng cho mục đích giết người cả.

“Những người sáng tạo luôn là những người có cái tôi. Cái tôi chính là toàn bộ bí mật về sức mạnh của họ - cái tôi ấy đầy đủ trong bản thân nó, tự vận động trong bản thân nó, và tự tái tạo trong bản thân nó. Cái tôi là nguyên nhân đầu tiên, là nguồn năng lượng, là động lực sống, là cội rễ của tất cả. Người sáng tạo không phục vụ cái gì và không phục vụ bất cứ ai khác. Anh ta sống vì chính bản thân mình. Và chỉ có bằng cách sống vì bản thân, anh ta mới có thể đạt được những thành tựu vinh quang của loài người. Đó chính là bản chất của sự thành công..."

Einstein cũng là một thiên tài, và ông phát biểu: "Only a life lived for others is worth living" (sống vì người khác mới là cuộc sống ý nghĩa). Đó mới là tư cách của một thiên tài đích thực. Hiện sinh theo kiểu của Roark là tuyệt đối ích kỷ chứ không phải tuyệt đối vị kỷ. Kẻ nào hiện sinh kiểu đó thì nên vào rừng mà sống. Nếu nói như Roark thì với tất cả các phương tiện sinh hoạt mà anh ta thừa hưởng, người sáng tạo ra nó chỉ sáng tạo vì động cơ sáng tạo mà thôi, không có mục đích nào khác, càng không phải vì tha nhân. Roark, với lòng tự trọng tuyệt đối, nên lột bỏ tất cả những gì đang mang trên người và tìm đường vào rừng gấp.

“Người vị kỷ theo nghĩa tuyệt đối không bao giờ bắt người khác hy sinh cho mình. Anh ta sống vượt ra ngoài nhu cầu sử dụng những người khác, dù dưới bất cứ hình thức nào. Anh ta không hoạt động thông qua họ. Trong những lĩnh vực cốt lõi nhât - tức là trong mục đích, động cơ, tư duy, khát vọng, năng lực - anh ta không quan tâm tới người khác. Anh ta không sống vì bất cứ ai - và anh ta không yêu cầu ai phải sống vì anh ta. Đây là hình thức duy nhất để tình bằng hữu và sự tôn trọng lẫn nhau giữa người với người có thể tồn tại."

Làm thế quái nào tình yêu, tình bạn có thể hình thành ở những kẻ như thế ? Khi đã không quan tâm đến tha nhân thì làm gì có khái niệm người tình hay bằng hữu. Dominique Francon là cái gì của anh ta? Mike, Heller ... là cái gì của anh ta ?

Nhân loại vài tỉ con người, nhưng làm thay đổi thế giới chỉ là những cá nhân riêng biệt. Đó là thực tế không thể phủ nhận. Chính những cá nhân xuất chúng mới có khả năng làm thay đổi thế giới chứ không phải số đông còn lại. Nhưng Con Người - dù cá nhân xuất chúng hay cá thể bình thường, cũng là điều tuyệt vời nhất mà vũ trụ đã tạo ra. Thiên tài - không phải lựa chọn mà là định mệnh, thay đổi thế giới - không phải là trách nhiệm mà là sứ mệnh. Thiên tài bỏ mặc nhân loại thì chỉ là một kẻ ích kỷ dưới mức tầm thường.

Hiện sinh đề cao cái tôi nhưng không vì thế mà vứt bỏ hoàn toàn những mối liên hệ với tha nhân. "Thông giao là điều kiện hiện sinh của một sự nhảy vọt đích thực, một cô đơn đích thực và một bản ngã đích thực” (Paul Ricœur ). Khi nào có thông giao ? - khi có đấu tranh và yêu thương, "khi tha nhân phải là nhân vị thực thụ, tự do và đầy đủ tư cách, thì tôi mới là tôi đích thực và sự thông giao mới có được" (Paul Ricoeur).

Hiện sinh chưa bao giờ chối bỏ mối liên hệ với tha nhân. Cho nên, Howard Roark chỉ là một kẻ ích kỷ không hơn không kém. Tôi khinh !

Update: sửa một số từ văng tục ^^.

5 comments:

Ngu mà cứ thích tỏ ra nguy hiểm... Không hiểu được giá trị của tác phẩm thì đừng nên đọc những cuốn sách như vậy nữa bạn trẻ à...

Từ Cortlandt viết cũng sai lên sai xuống mà cũng bầy đặt lý luận. Lý luận mà: "tôi tin...", "nếu..." mà không có bất kì dẫn chứng thuyết phục nào. Lý luận thì mâu thuẫn với nhau, đưa ra các câu nói nhưng lại không hiểu rõ mục đích của người nói và bối cảnh nói. Và cuối cùng, bạn chỉ hiểu được bề nổi của cuốn sách thôi bạn trẻ trâu à (xin đừng dùng từ thô tục, bạn sẽ không xứng với cuốn sách này nằm trên tay bạn đâu).
Tôi sẽ chẳng bao giờ quay lại đây đọc thứ văn chương chả ra văn chương mà lý luận chả ra lý luận này đâu, nên đừng reply làm gì mất công.
Tạm biệt.

May cho bạn, hôm nay tôi rảnh, và tôi reply cho bạn vài dòng:
Tôi kinh Howard Roark.
Và tôi khinh cả bọn Vozer.

Bạn trên nói hơi nặng quá. Dù bạn ấy không có đủ thông minh để hiểu thấu đáo cái gốc rễ của các tác phẩm kinh điển thì cũng đừng trách bạn ấy làm gì. Bạn trên không để ý thấy à: trên đời này luôn có hai loại: thứ sinh và sáng tạo, những kẻ tự tin để đưa ra những lý luận thuyết phục và những kẻ chỉ chăm chăm vào "trích dẫn" câu nói của người khác.
Họ sợ đấy bạn à, họ sợ phải nhìn thấy người khác bẻ lại những câu nói của họ, họ sợ sự tư duy, họ sợ phải thay đổi... Họ thích trốn tránh sự ngu dốt bằng những câu từ hàn lâm, thích nghĩ những thứ cao siêu và trích những thứ đó ra vì họ chẳng hiều hết những câu nói đó, bạn nhớ "viên sỏi mật dũng cảm" và những trò lố của Peter?
Và khi họ đuối lý, họ che dấu nỗi sợ bàng sự khinh bỉ. Đó là quy luật của kẻ thứ sinh.
Tôi lại phí lời rồi.

Post a Comment