Jan 30, 2010

4:24 AM - No comments

Tương tiến tửu

TƯƠNG TIẾN TỬU
Quân bất kiến
Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi !
Hựu bất kiến
Cao đường minh kính bi bạch phát,
Triêu như thanh ti mộ thành tuyết.
Nhân sinh đắc ý tu tận hoan,
Mạc sử kim tôn không đối nguyệt
Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng,
Thiên kim tán tận hoàn phục lai.
Phanh dương tể ngưu thả vi lạc,
Hội tu nhất ẩm tam bách bôi.
Sầm phu tử!
Đan Khâu sinh.!
Tương tiến tửu,
Bôi mạc đình!
Dữ quân ca nhất khúc,
Thỉnh quân vị ngã khuynh nhĩ thính.
Chung cổ soạn ngọc bất túc quý,
Đãn nguyện trường túy bất nguyện tinh
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch,
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.
Trần Vương tích thời yến Bình Lạc,
Đẩu tửu thập thiên tứ hoan hước.
Chủ nhân hà vi ngôn thiểu tiền,
Kính tu cô thủ đối quân chước.
Ngũ hoa mã,
Thiên kim cừu,
Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu,
Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu
Lý Bạch

Tương tiến tửu (mời uống rượu) là 1 trong những bài thơ rất nổi tiếng của Lý Bạch.

Còn nhớ trong bộ phim Thiên hạ đệ nhất có nhân vật võ lâm kỳ nhân Tương Tiến Tửu. Ở Thiên hạ đệ nhất trang, ông được mệnh danh là Thiên hạ đệ nhất thần thám, chuyên đi thu thập mọi tin tức trên giang hồ.

Tương Tiến Tửu lúc nào cũng trong trạng thái say ngất ngưỡng, tay ôm bầu rượu quí, miệng ngâm độc 1 bài Tương tiến tửu của Lý Bạch, chưa thấy người đã thấy tiếng, còn nghe văng vẳng khẩu âm mà người đã đi tự lúc nào ...

Sau vì giúp Thiên tự đệ nhất hiệu Đoàn Thiên Nhai điều tra cái chết của Thượng Quan Hải Đường mà bị chết dưới Sát thần nhất đao trảm của Liễu Sanh Đản Mã Thủ.

Hum ni ngồi bùn nói chuyện kiếm hiệp ;)

Thực ra đôi khi cũng muốn làm lãng nhân, tay ôm bầu rượu, miệng ngâm khúc Tương tiến tửu, không phải vì Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch/Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh. mà chỉ vì muốn quên đi một vài điều...

Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng
. Có thật không ?

Jan 28, 2010

Ngày cuối...(tiếp theo và hết)

Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời, mình sẽ về nhà vào buổi chiều.

Mình sẽ cầm bàn tay sần sùi của Ngoại thật lâu. Sẽ vùi đầu vào lòng Ngoại và vờ nhắm mắt ngủ ngon như 1 đứa trẻ.

Mình sẽ ăn bữa cơm với cả nhà. Bữa cơm có đầy đủ mọi người trong gia đình. Bữa cơm mà rất lâu, rất lâu rồi mình đã không được ăn.

Rồi mình sẽ đu đưa trên cây ổi sau nhà. Như ngày xưa, mình sẽ chọn những trái ổi ngon nhất bỏ đầy túi áo và trốn vào 1 góc nào đó...

Mình sẽ hái buồng dừa xiêm ngọt nhất, chặt vát 1 lát trên đầu, ngửa cổ tu đúng 1 hơn rồi quăng long lóc ra sân.

Mình sẽ chạy lên ngọn đồi sau nhà, nhìn xuống những cách đồng mơn mởn lúa, nhìn con đường nho nhỏ như 1 sợi chỉ vàng ai đó vô tình đánh rơi trong thảm cỏ xanh. Nhìn xuống li ti dáng người , nhìn lên trong vắt bầu trời...Mình sẽ hét thật to, và thật hồn nhiên như ngày xưa: A a a !

Mình sẽ lội qua con suối trước nhà để cảm nhận dòng nước mát đang thấm vào đôi chân. Mình sẽ chơi trò đuổi bắt với đàn cá bống rất giỏi ẩn mình dưới đáy cát, giữa những viên sỏi đủ mọi hình thù phủ đầy màu thời gian. Mình sẽ lùng sục trong đám rễ cây lòa xòa bên dòng suối để bắt cho kỳ được một con tôm hư ngủ muộn.

Mình sẽ trở về nhà trong tiếng ọ ẹ của đàn bò no cỏ, giữa mong manh khói lam chiều phủ mờ mái bếp, giữa loạt xoạt tiếng muỗng khua đáy nồi và tiếng gà lục cục kéo nhau lên cây ngủ sớm.

Mình sẽ xối ào ào từng gàu nước mát được múc lên từ cái giếng trước nhà. Xối cho trôi hết bao nhiêu nhọc nhằn thức ngủ, bao trăn trở mưu sinh hay giận hờn yêu ghét. Và để thấy lại những hồn nhiên xưa cũ...

(Đoạn này chả ăn nhập gì). Và mình sẽ chết trên bàn học, mặt gục vào cuốn tài chính doanh nghiệp hiện đại dày 880 trang nặng 1,8 kg của thầy Thơ. Trước khi chết, mình thề phải đọc cho hết quyển sách này. Nói thật là mình quê nó lắm rồi. Hi hi ! :)) !

Jan 25, 2010

10:10 PM - No comments

Ngày cuối...

Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời, thì mình sẽ sống thế nào, và làm những gì nhỉ ?

Có thể là thế này:

Ngủ nướng cho tới 8h sáng (ngày nào mà chả ngủ nướng, dù có là ngày cuối cùng vẫn phải thế, hi hi). Ngủ dậy thì ra Hồng Phát làm tách cafe, đăng nhập yahoo ở invisible mode xem thiên hạ để status, lướt qua vài tờ báo, blog quen thuộc... 30 phút thôi. 30 phút của 24 tiếng là hơi nhiều rồi.

Sau đó làm gì nhỉ? À, làm cơ billard. Không có đối thủ thì đánh 1 mình cũng chẳng sao. Thường thì chơi phải cả tiếng nhưng hôm nay là ngày cuối cùng mà, 30 phút thôi.

Sau đó thì làm gì nữa nhỉ ? À, điện thoại hỏi xem con bé chảnh nhất mọi thời đại đang ở đâu. Tìm gặp nó, và nói với nó: Thực ra, anh thương em nhiều lắm ! 1 câu là đủ rồi, nói xong đi về.

Tiếp theo là nhắn tin cho thằng Trọng, thằng Lâm, thằng Quân, nói tao xóa nợ cho tụi bay. Lại nhắn tin cho thằng Huy, thằng Nghị, thằng Tâm, thằng Q.Anh, nói tao có tiền nhưng éo thik trả tụi bay. Kiếp sau đê...he he.

Tiếp theo là đi mua 2 hộp sữa, cho thằng con anh Thuận 1 hộp, thằng con anh Toại 1 hộp. Đầy tháng tụi nó, hôm thì bận học, hôm thì bận thi nên không tới được. 2 thằng cháu gần cả tuổi mà chú nó chưa có món quà nào...À mà sữa gì nhờ ? Hồi giờ có mua đâu mà biết, cứ tới siêu thị hỏi mấy em bán hàng xinh xinh là ra hết !

Tiếp theo là ghé vào quán lề đường nào đó ở Trần Não làm 2 chai Ken. 2 chai thôi. Thực ra thì mình thích uống bia với trứng vịt lộn ở vỉa hè Trần Não vào buổi tối cơ. Nhưng vì hôm nay là ngày cuối cùng nên chắc chắn mình không thể ở SG, đành phải uống tạm vào ban ngày cho đỡ ghiền vậy.

Nói chung vậy là hết nợ với SG. Sống với nó 8 năm, dành cho nó 1/2 ngày là quá hope, không còn vương vấn gì nữa. Tiếp theo là leo lên chuyến bay gần nhất. Về nhà !

Tiếp theo là làm việc cái đã. 1h chiều rồi. Khi nào rảnh viết tiếp...

Jan 18, 2010

2:14 AM - No comments

A deadly node in asp DropDownList

Suppose that you want to use java script to manipulate an asp drowpdown list instance.
Okie, it seems nothing simpler than that. Do a search (in case you do not remember the client functions name), you have a list of functions name like this page: http://www.dotnetfunda.com/tutorials/controls/dropdownlist.aspx
Make a simple code in your page:
var drpValuationName = FindSelectBoxByID("drpValuationName");
drpValuationName.SelectedIndex = 0;
alert(drpValuationName.SelectedValue);
But your dropdown never fires as you want it be ! Why ? Just a silly syntax error, try to replace "SelectedIndex" by "selectedIndex" :))
I dont know why javascript distinguishs uppercase from lowercase in this case. I'm using .NET Framworks 3.5. Anyway, it swallows me a couple of houses before I discover it. It's a bloody experience :D

Jan 17, 2010

5:21 AM - No comments

Nhàn đàm


Con người ta, bất chấp sự hữu hạn về mặt tri thức cũng như sự hữu hạn về mặt sinh học của mình trong mối tương quan với những dự phóng về sự minh triết và sự tồn tại của vũ trụ, luôn có tham vọng lý giải và truy nguyên tất thảy mọi vấn đề họ đối diện trong cuộc sống. Tôi cho đó là một tham vọng đáng yêu. Tham vọng đáng yêu có thể gây ra không ít những khổ ải, nhưng cho dù vậy thì đó cùng là những khổ ải đáng yêu.

Chẳng hạn như lúc này tôi đang nghĩ, không hiểu tận cùng của nỗi cô đơn là cái gì ? Có lần tôi đã nói ở đâu đó, rằng chỉ có những thiên tài hoặc những thằng điên thì mới cô đơn. Mặc dù không phải là thiên tài, cũng không đến nỗi là kẻ điên nhưng thỉnh thoảng tôi cũng cô đơn (chứ không phải tôi-thấy-tôi cô đơn). Đó là một thứ cảm giác gây nghiện, là một thứ cảm thức tính không tầm thường. Bản thân tôi cho rằng nỗi cô đơn hoàn toàn có thể dẫn dắt con người đi đến ngưỡng cửa của sự siêu việt (chữ của Kierkegaard). Để đi đến tận cùng của nỗi cô đơn, tôi nghĩ con người ta sẽ phải dần vứt bỏ hết bản ngã của mình và đoạn tuyệt cả với cái đa nguyên của mọi thể tính, không loại trừ tư tưởng.

Đi đến tận cùng cô đơn biết đâu chừng là đi đến ngưỡng cửa của việc giác ngộ tính không. Giác ngộ tính không là đạt đến tự do. Bạn có bao giờ quan sát một thiên tài (chắc là không, trong cuộc đời chúng ta đâu dễ gì gặp được một thiên tài!) hoặc một thằng điên (cái này thì rất có thể), có vẻ như về tri giác tính, họ không còn là một con người. Thực ra họ đã hoàn toàn thoát khỏi mọi ràng buộc đầy lý tính vốn vẫn đang dẫn dắt và trói buộc hầu hết đồng loại của mình. Họ không còn bị chi phối bởi cái logic nhận thức nghiệt ngã: cảm giác - tri giác - biểu tượng. Họ đoạn tuyệt cả với bản ngã - vì bản ngã trong trường hợp này cũng là một thứ ràng buộc - để đạt đến tự do tuyệt đối.

Vậy phải chăng tận cùng của nỗi cô đơn là tự do tuyệt đối, thứ tự do tinh thể, thứ tự do nguyên thủy mà con người hằng đánh mất mà tới giờ vẫn mãi mê kiếm tìm?

Jan 14, 2010

9:32 PM - No comments

Những thằng ngu


Làm "thơ" theo kiểu của tạp chí VNQĐ, hi hi !

Tôi thấy một thằng ngu chạy Mercedes trên cầu Sài Gòn
Tôi hỏi bạn: mày có thấy một thằng ngu ?
Có !
Mày nghĩ gì ?
Tao muốn giàu hơn thằng ngu đó !
Thật là ngạc nhiên !
Ngày xưa nó thà bị điểm zero môn vật lý đại cương
Còn hơn ngồi chép lại bài của bạn
(Trong khi bạn nó thì thiếu điều chấp tay năn nỉ)
Vậy mà 4 năm sau...
Nó đứng trước nhà thầy 3 đêm liền để xin điểm cho kịp kỳ tốt nghiệp
Còn giờ thì sẳn sàng nói dối như cuội để bán được 1 chiếc vé máy bay.
Ngày xưa nó chỉ cười khẩy khi gặp những thằng ngu,
Giờ thì chảy trong đầu nó là ý nghĩ phải giàu hơn những thằng ngu giàu nhất.
Tôi nói với nó: mày đúng là một thằng ngu !
Và tôi nói với mình: cả mày cũng thế !
Ngay khi thấy cái ngu của kẻ khác,
Mày đã trở thành một thằng ngu.
Tất cả chúng ta đều là những thằng ngu.
Ak ak !

Jan 10, 2010

9:18 PM - No comments

"Bọn" văn nô tệ quá !


Hôm trước có đọc 1 entry bên website trannhuong nói về đôi câu đối đặt trước tượng đài tưởng niệm liệt sĩ ở ngã ba Đồng Lộc:

HỒN BAY THEO GIÓ BÊN HỒNG LĨNH
HIẾN THÂN BÁO QUỐC SÁNG ANH LINH


Quả thật, khó có thể xem đây là 1 câu (vế) đối. Hà Tĩnh thiếu chi người hay chữ, chả hiểu sao ở 1 nơi anh linh như thế lại xuất hiện "đôi câu đối" tệ hại đến vậy, làm thẹn cả cái danh "ông đồ xứ Nghệ" !

Sau đó vài ngày, lại tới chuyện câu chữ tiếng Anh trong hội thảo giới thiệu văn học VN ra nước ngoài: "To Introduce Vietnam Literature". Cả cái đám "văn nô" ( mượn chữ của Nguyễn Quang Lập) không lẽ không thể tìm ra ai giỏi sinh ngữ để đến nỗi phải dùng google translater map y nguyên cái tiêu đề tiếng Việt sang tiếng Anh ? Vậy mà bác Trần Đăng Khoa còn chống chế: chỉ là "sự khác biệt về quan điểm dịch thuật". Thiệt là hết biết !

Chưa hết, hôm nay trên blog của bọ Lập có entry "Khi thơ dỡ lên ngôi" của Trần Mạnh Hảo, đọc mà thấy buồn ! Có lẽ thời đại toàn cầu hóa, cái gì cũng cần được làm lớn lên, làm rộng thêm nên ngay cả những khái niệm đầy tính nghiêm túc cũng được làm mờ đi, làm phẳng ra. Văn xuôi chấm xuống dòng 1 cách tức tưởi cũng được trịnh trọng gọi là thơ !

Đọc những câu "thơ" đoạt giải của Nguyễn Thanh Mừng*:

“Chúng tôi đã lùa rất nhiều hình ảnh sang trọng của đại dương trút vào vần điệu xôm trò của những bữa tiệc thơ/Nào yến sào ngọc trai nào đồi mồi san hô nào cánh buồm tung mây ra khơi vào lộng/ Tuy nhiên hoa thả xuống nghĩa trang trong lòng biển Đông/Và câu chữ dâng lên linh hồn các anh-những người lính biệt tăm giữa sóng cao gió rộng..."

tự nhiên nhớ tới Hàn Mặc Tử một thời với: "Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu/Đợi gió đông về để lã lơi", nhớ Xuân Diệu với "Mây trắng trời trong đêm thủy tinh/Long lanh đáy nước bỗng rùng mình", nhớ Yến Lan với "Bến My Lăng nằm không thuyền đợi khách/Rượu hết rồi ông lái chẳng buông câu", hay nhớ tới Chế Lan Viên: "Khi ta ở đất chỉ là nơi ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn". Thơ của họ, lúc thì lãng mạn tha thiết, lúc thì triết lý sâu sắc, khi thì phong trần lãng tử... nhưng thi từ đơn giản, thi cú rõ ràng, đọc lên ai cũng cảm nhận được đó là thơ, đọc 1 lần là nhớ mãi.

Thời loạn lạc ly tán, nước mất nhà tan, văn thơ lại hay một cách đáng ngạc nhiên, vậy mà trong thời bình, câu chữ bỗng nhiên loạn hết cả lên, thơ không ra thơ, văn không ra văn. Ông Hoài Thanh mà sống dậy chắc cũng chẳng biết xếp chúng vào cái giống gì nữa...

* Nguyễn Thanh Mừng là nhà thơ có tiếng tăm ở Bình Định, cùng một huyện với mình, giờ là chủ tịch hội văn nghệ tỉnh. Thơ bác cũng không đến nỗi thẹn với các bậc tiền nhân đất Võ như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan, Hàn Mặc Tử...Chả hiểu sao bài này viết ẹ thế !

Jan 5, 2010

10:07 AM - No comments

Nông dân và thị dân


Nói về những lùm xùm quanh lễ hội hoa Hà Nội vừa qua chẳng khác nào nói về một câu chuyện "biết rồi khổ lắm nói mãi". Đây đó trên các phương tiện thông tin đại chúng, người ta cố tìm cách lý giải nguyên nhân của việc xuống cấp văn hóa một cách trầm trọng của người dân Thủ đô. Trong đó không ít ý kiến cho rằng, Hà Nội nay không còn là "Hà Nội" xưa nữa. Người "Tràng An" hiện tại giờ không còn được bao nhiêu, Hà Nội giờ hơn 90% là dân nhập cư và sự xuống cấp về văn hóa không thể đổ lỗi cho người Hà Nội, vốn một thời được ca ngợi: "Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"...Người ta có xu hướng đổ lỗi cho bộ phận lớn "dân nhập cư" đó và cho rằng chính bộ phận dân nhập cư đã làm "loãng", làm xuống cấp văn hóa Hà Nội, đem lại tiếng xấu cho Người Hà Nội.

Tôi không hiểu khi đặt ra vấn đề "dân nhập cư" ai đó có đồng thời đặt ra câu hỏi tại sao chưa bao giờ bắt gặp những cảnh tượng đáng buồn như ở Thủ đô vừa rồi tại những TP khác như HCM, Đà Lạt ... Mặc dù không có được số liệu chính xác từ cuộc tổng điều tra dân số vừa rồi, nhưng tôi đánh cược rằng, nếu tỷ lệ dân nhập cư ở Hà Nội là 90%, thì con số đó ở TP.HCM phải là 95%->98%.

Vậy thì nguyên nhân không phải nằm ở dân nhập cư. Hay nói rõ hơn, nguyên nhân không nằm ở sự khác biệt văn hóa giữa nông thôn và thành thị ( trước nay, người ta vẫn mặc định rằng, dân nhập cư là dân nông thôn, văn hóa dân nhập cư là văn hóa nông thôn). Trái với những nhận định cho rằng văn hóa nông thôn thấp kém, "rừng rú", dân nhập cư xuất phát từ nông thôn không có văn hóa ứng xử nơi công cộng, tôi cho rằng về phương diện này, người dân nông thôn thông thường lại có văn hóa hơn người dân thành thị.

Người nông thôn quen sống trong môi trường văn hóa làng xã, ở đó tính cộng đồng rất cao, mối liên hệ giữa những cá thể với nhau, thú vị thay không những không rời rạc mà trái lại rất gần gũi, gắn bó. Điều này không có ở người thành thị, tính cộng đồng tuy cao vì được dẫn dắt bởi những nguyên tắt ứng xử được xem là đúng đắn và chuẩn mực, nhưng hầu như không có mối liện hệ gần gũi giữa những cá thể với nhau. Chính vì thế, khi việc tuân thủ những chuẩn mực không đem lại lợi ích hay thậm chí còn gây thiệt hại, và trong điều kiện mối liên hệ cá thể - cá thể rất rời rạc, người ta sẳn sàng phá bỏ nguyên tắc để tìm kiếm lợi ích cho mình hay đơn giản là chỉ để thỏa mãn một thói quen xấu nào đó.

Đổ lỗi cho "dân nhập cư" là một sự qui kết không được công bằng cho lắm. Nó cũng giống như trước giờ người ta hay đổ lỗi cho ông Trời: Trời hại ta rồi ! Chỉ tại ông Trời ! hay Ông Trời bất công ! Chuyện gì xấu cứ đổ hết cho ông trời, vì ông trời có miệng đâu mà cãi lại...

Truy nguyên được vấn đề này cần phải có sự nghiên cứu sâu rộng và kỹ lưỡng. Tôi cho là việc cần làm và phải làm gấp. Vì văn hóa ứng xử của người dân (ở) Hà Nội đã xuống cấp lắm rồi, bệnh để lâu di căn càng khó chữa. Cái này chắc phải chờ các bác Vương Trí Nhàn, Nguyễn Vinh Phúc...động bút (và cả động não) xem sao.